PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN VIỆT
Video hướng dẫn Đăng nhập

(GD&TĐ) - Địa lý là một trong sáu môn thi trong kì thi tốt nghiệp sắp tới. Vì vậy, ôn tập và làm bài thế nào cho hiệu qủa nhất tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm nhỏ:

 

Ảnh MH: Internet
Ảnh MH: Internet

Khi ôn tập: Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc đầu tiên cần làm, để nắm được trọng tâm cũng như nắm đủ nội dung của từng bài, để tránh nhầm lẫn kiến thức và tình trạng học trước quên sau. Sau đó, tìm hiểu mối liên hệ về kiến thức của các bài đó và ghi nhớ một cách có hiệu quả nhất. Để nghi nhớ hiệu quả nên vừa học vừa ghi ra nháp theo dạng sơ đồ hoá, sau đó tự tái hiện kiến thức vừa ôn tập bằng cách gấp tài liệu lại và tự trình bày lại kiến thức xem phần nào còn thiếu.

VD: Địa lí các vùng kinh tế cần sơ đồ hoá kiến thức theo các bước:  

+ Xác định vị trí địa lí của vùng (Dựa vào atlat để xác định).

+ Quy mô (lãnh thổ, dân số).

+ Nguồn lực phát triển (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội...)

+ Các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng (thế mạnh của vùng).
+ Hướng chuyên môn hoá và các sản phẩm hàng hoá.
 

Ở các vùng kinh tế có một đặc điểm chung là vùng nào cũng giáp biển (trừ Tây Nguyên), nên vùng nào cũng có thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Khi trình bày đều có thể trình bày đều có thể trình bày chung như: phía đông của vùng giáp biển, dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi để đánh bắt, nuôi trồng hải sản, biển có nhiều hải sản, phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng của người dân, chính sách của nhà nước, cơ sở chế biến...

Cần  bám sát sách giáo khoa và kiến thức trong vở đã được học (lưu ý phần giảm tải không cần học), để nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình tránh tình trạng ôn lan man, ôn không đúng trọng tâm. Đối với học sinh ôn cho thi tuyển sinh CĐ, ĐH nên tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn khi chọn tài liệu để ôn tập.   

Việc trao đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn, bạn bè, nhóm học tập...là hết sức cần thiết để nắm vững và củng cố kiến thức, kết hợp tự kiểm tra kiến thức của mình bằng một hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và lượng kiến thức tương ứng giữa sách giáo khoa với một số đề thi tốt nghiệp, CĐ - ĐH ở các năm trước là một yếu tố quan trọng để nắm vững và chắc kiến thức.

Biết tận dụng và khai thác hiệu quả các phương tiện học tập mà Bộ GD & ĐT cho phép sử dụng trong các kì thi tuyển như atlat. Vì các kì thi tốt nghiệp bao giờ cũng có câu dựa vào atlat để khai thác kiến thức, và câu đó thường là câu 1 điểm.

Lưu ý khi khai thác Atlát cần:

+Nắm được các phương pháp thể hiện, các kí hiệu  bản đồ sử dụng trong atlat. 

+ Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic, ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta  thì trước tiên chúng ta cần dựa vào phụ lục để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát .

+ Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu...

  Rèn luyện các kĩ năng về biểu đồ ( biểu đồ cột, biểu đồ tròn, miền, biểu đồ kết hợp cột và đường...), thông thường ở các kì thi tốt nghiệp thường ra các dạng biểu đồ trên, đây là câu kĩ năng thường chiếm 2 điểm, nên việc rèn luyện kĩ năng để đạt được điểm tối đa là yếu tố giúp học sinh đạt điểm cao.

- Khi làm bài: Nếu ôn tập kĩ nhưng không có phương pháp làm bài sáng tạo, khoa học chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao, nên khi làm bài cần:

Đọc kĩ đề là yếu tố hết sức quan trọng, tránh đọc qua loa dẫn đến nhầm lẫn kiến thức hoặc làm bài không đúng, đủ yêu cầu của nội dung cần trả lời.

Xác định nội dung của đề nằm trong phần nào của trương trình ( địa lí tự nhiên, dân cư hay điạ lí ngành kinh tế ), từ đó vạch ý cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng phần. 

Câu nào thuộc làm trước, để lấy chắc đểm của câu đó, tránh lãng phí thời gian vào những câu không thuộc hoặc nhớ lan man. Thông thường thì câu dựa vào atlat và câu kĩ năng (vẽ biều đồ) dễ lấy điểm nhất. Vì vây, nên làm các câu đó trước. (lưu ý, các dạng biểu đồ đều có trong atlat và thi tốt nghiệp dạng biểu đồ nào thì đề thi đã cho cụ thể).

Trình bày bài phải khoa học, logic theo từng ý (chia ra ý lớn, ý nhỏ riêng biệt), nhằm tránh chồng chéo, lặp và thiếu ý, đồng thời với chữ nghĩa rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp hợp lí là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao.  

Tô Văn Quy
Giáo viên trường: THPT Lê Thành Phương – An Mỹ - Tuy An – Phú Yên.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 28 tháng 9 năm 2023, trường Tiểu học Tân Việt tổ chức " Vui Tết Trung thu năm 2023" cho HS với sự tài trợ của một nhà hảo tâm đặc biệt, tài trợ toàn bộ kinh phí tổ chức. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 35 phút - Ngày 24 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2023-2024, trường Tiểu học Tân Việt thông báo tuyển sinh lớp 1 năm học 2023-2024 vào ngày 10/7/2024 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 14 phút - Ngày 29 tháng 6 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 09 tháng 4 năm 2023. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Giàng, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Giang phối hợp cùng Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo Victoria tổ chức chương trìn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 28 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Căn cứ Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018 từ năm học 2020-2021; Trường TH Tân Việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 25 phút - Ngày 20 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Hướng tới kỉ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ( 26/3/1931-26/3/20223), học sinh trường Tiểu học Tân Việt đã có nhiều hoạt dộng thiết thực lập thành tích chào mừng Ngày thành ... Cập nhật lúc : 15 giờ 44 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Tân Việt phối hợp với Ban công an xã Tân Việt tuyên truyền về công tác ATGT, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước nhân dịp Lễ kỉ niệm Ngày thành Lập Đoàn th ... Cập nhật lúc : 15 giờ 15 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, trường Tiểu học Tân Việt tổ chức hội thi Rung chuông vàng môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 5. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 18 phút - Ngày 11 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, căn cứ vào nội dung tài trợ Dự án CHUNG TAY ĐỀN ƠN TỔ QUỐC VIỆT NAM của lãnh đạo và nhân viên phòng quản lý công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đã phố ... Cập nhật lúc : 9 giờ 56 phút - Ngày 11 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Hưởng ứng Ngày hội sách và văn hóa sách Việt Nam năm 2022, trường Tiểu học Tân Việt tổ chức thành công Ngày hội đọc sách năm học 2021-2022 thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao hiệu quả công ... Cập nhật lúc : 11 giờ 37 phút - Ngày 28 tháng 4 năm 2022
Xem chi tiết
Nhân dịp kỉ niệm 91 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trường Tiểu học Tân Việt tổ chức hội thi kể chuyện theo sách. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 10 phút - Ngày 2 tháng 4 năm 2022
Xem chi tiết
12345678
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA NĂNG LỰC GVG CẤP TỈNH
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA NĂNG LỰC GV
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC Dành cho Giáo viên văn hóa
Câu hỏi ôn thi Giáo viên làm tổng phụ trách đội giỏi năm học 2018 - 2019
Câu hỏi ôn tập lịch sử- Địa Lí lớp 4
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
123456
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Số: 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng
Số: 3535 /BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực
Công văn số: 791/HD-BGDĐT hướng dẫn Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
V/v chấm và nộp sáng kiến đề nghị xét cấp huyện năm học 2021- 2022
V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học học kì II năm học 2021- 2022
V/v chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, lạm thu trong các cơ sở giáo dục Tiểu học 2021- 2022
Kết quả thi giải Toán qua mạng Internet năm học 2020-2021 vòng thi cấp huyện, môn thi Toán- Tiếng Anh 5
Công văn ủng hộ Covid 19 năm 2021
Công văn chăm lo tết 2021
Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT Ban hành quy chế bối dưỡng thường xuyên giáo viên, Cán bộ quản lý...
Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bối dưỡng thường xuyên Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông
Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bối dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học...
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học...
12345678910...